Những điều nghỉ là đơn giản nhưng đang giết chết tình yêu
Người này sẽ gián tiếp tác động khiến cuộc hôn nhân của bạn tốt lên hay xấu đi, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn.
Chưa bàn đến những “chuyện tày trời” như không chung thủy hay gian dối trong vấn đề tài chính, vẫn có rất nhiều thói quen khác tưởng chừng vô hại nhưng có thể “giết chết” cuộc hôn nhân của bạn một cách từ từ…
1. Bạn không duy trì những mối quan hệ ngoài hôn nhân
Sau khi kết hôn, dành thời gian cho “một nửa” của mình là điều quan trọng song cũng đừng vì thế mà thờ ơ với những mối quan hệ bên ngoài. Cuộc sống của các bạn không thể chỉ xoay quanh hai người. Hãy cho phép bản thân ra ngoài kết bạn, gặp gỡ, trò chuyện tâm tình với những người khác cũng như đồng ý để người kia có không gian riêng cùng hội chiến hữu của họ. Đừng bao giờ đánh giá thấp các mối liên kết bên ngoài. Thông qua bạn bè, hai bạn có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, thu về những ý kiến và sự hỗ trợ hữu ích cho đời sống hôn nhân.
2. Bạn đánh giá thấp nhu cầu “đụng chạm”
Nếu vợ chồng bạn không thường xuyên gần gũi, hoặc chỉ âu yếm nhau vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, ngày kỉ niệm hay các kỳ nghỉ… vậy thì đã đến lúc phải thay đổi! Bằng không, khoảng cách giữa vợ chồng bạn sẽ ngày càng nới rộng ra. Bởi khi một trong hai người thờ ơ với việc đụng chạm cơ thể, người kia ít nhiều sẽ cảm thấy thiếu thốn. Đó chính là một trong số những nguyên nhân khiến nhiều người dù đã có gia đình vẫn đi tìm cảm giác được vỗ về, yêu thương bên ngoài.
Thay đổi thói quen này không có nghĩa là các bạn phải quan hệ tình d ục mỗi ngày song hãy tỏ ra cởi mở hơn khi nhắc đến “chuyện ấy”. Những ám hiệu, những lời lẽ có phần khiêu gợi, lả lơi nếu được sử dụng một cách chừng mực, hợp lý sẽ trở thành chất xúc tác cho mối quan hệ của hai bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng nghĩ ân ái là phải “lên đỉnh”, phải nóng bừng hay nhễ nhại mồ hôi. Đôi khi chỉ cần một ánh mắt nồng nàn, một cái vuốt ve nhẹ nhàng thôi cũng đủ. Điều này càng cần thiết đối với một mối quan hệ lâu năm.
Hai vợ chồng càng chung sống lâu càng phải có ý thức “quyến rũ” nhau, duy trì ham muốn về nhau cho đến cuối cuộc đời. Còn nữa, đừng lơ là chuyện đụng chạm vì tự ti về ngoại hình hay tuổi tác của mình! Nếu người đó đã chọn bạn làm bạn đời thì có nghĩa là không ai có thể so sánh được với bạn!
3. Bạn không cùng bạn đời chia sẻ trách nhiệm trong gia đình
“Trách nhiệm trong gia đình” đôi khi không phải việc gì quá to tát mà chỉ đơn giản là những chuyện lặt vặt như dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, nấu ăn… Bạn không nên vin vào những lí do như “mình là đàn ông”, “mình kiếm nhiều tiền hơn”, “mình mệt”,… để từ chối giúp đỡ vợ/chồng của mình làm việc nhà. Dần dà, điều này sẽ tạo nên tâm lý bất bình trong lòng người kia dù họ có nói ra hay nhận thức được hay không và gây trở ngại cho mối quan hệ của hai bạn.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 bởi trường Đại học Alberta cho thấy những cặp vợ chồng không chia sẻ việc nhà có rất ít sự hài lòng đối với mối quan hệ của mình. Đồng thời tần suất quan hệ tình d ục của họ cũng thưa hơn so với những cặp đôi bình đẳng, biết san sẻ trách nhiệm gia đình. Đương nhiên khi hai người mới quen hoặc mới kết hôn, chuyện dọn dẹp nhà cửa chỉ là “chuyện vặt” song nó sẽ thường xuyên trở thành nguyên nhân của những cuộc cãi vã về sau này.
4. Bạn cảm thấy đối phương giống như… bạn cùng phòng
Hội chứng “bạn cùng phòng” thường xuất hiện trong cuộc sống của những cặp vợ chồng lâu năm và nó sẽ ăn dần ăn mòn mối quan hệ của hai bạn. Do gắn bó với nhau quá lâu và không chịu làm mới tình cảm cũng như quyến rũ lẫn nhau, hai bạn dần dà sẽ cảm thấy người bên cạnh giống như bạn cùng phòng của mình. Không gian chung, tài khoản ngân hàng và con cái – đó là những kết nối hiếm hoi giữa hai bên.
Để tình trạng này không xảy ra, các bạn cần xác định ngay từ đầu là phải liên tục tìm cách duy trì ngọn lửa tình yêu. Bên cạnh đó, bạn cần khiến bản thân trở nên thú vị và đối phương cũng vậy. Các bạn cũng nên dành thời gian cho nhau bằng cách cùng tham gia vào một hoạt động nào đó dựa trên một sở thích chung. Cùng làm việc nhà là một gợi ý không tồi. Ngoài ra, hai vợ chồng có thể cùng đưa con đi học, cùng tham gia một lớp học kỹ năng như nấu ăn, khiêu vũ,…
5. Tâm lý bạn bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực từ bạn bè
Duy trì tình bạn ngoài hôn nhân là điều cần thiết song bạn cũng cần chú ý bởi ngoài những kinh nghiệm hữu ích từ họ, bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực từ bạn bè. Dĩ nhiên những người bạn sẽ không cố tình làm hại bạn nhưng những “thông điệp xám” vẫn có cơ hội lan truyền từ người này sang người kia thông qua những lần trò chuyện. Chẳng hạn như khi nghe bạn bè phàn nàn về nỗi thất vọng mà “nửa kia” gây ra cho họ, có phải bạn cũng cảm thấy cực kì đồng cảm? Nếu bạn của bạn tỏ ra thích thú với những mối quan hệ yêu đương bên ngoài dù đã kết hôn, bạn có thấy hào hứng theo và tò mò về cảm giác của họ?
Bởi vậy, khi chọn bạn tâm tình, các bạn cần sàng lọc thật kĩ để tìm cho mình một “quân sư quạt mo” thực sự “có tâm”. Người này sẽ gián tiếp tác động khiến cuộc hôn nhân của bạn tốt lên hay xấu đi, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn.
6. Bạn không trò chuyện một cách nghiêm túc về mối quan hệ chung
Bạn cần tỏ ra chu đáo, ân cần và quan tâm người bạn đời của mình. “Ngày hôm nay của anh/em thế nào?” hay “Cuối tuần này chúng ta sẽ làm gì hả anh/em yêu?” – những câu hỏi như vậy giống như thứ “gia vị” ngọt ngào cho cuộc sống vợ chồng. Tuy nhiên chỉ bấy nhiêu thôi không đủ. Để mối quan hệ ngày càng sâu sắc và gắn bó, các bạn cần ngồi lại với nhau và đặt những câu hỏi mang tính nghiêm túc nhiều hơn như: “Hôm nay em/anh đã làm gì để xây dựng mối quan hệ của chúng mình?”, “Em/anh có thể làm gì để anh/em cảm thấy hạnh phúc, hài lòng hơn?”, “Hành động nào khiến anh/em cảm thấy chúng ta kết nối với nhau sâu sắc nhất?”… Ban đầu, các bạn sẽ cảm thấy có chút ngượng ngùng khi đặt và trả lời những câu hỏi này. Tuy nhiên theo thời gian, bạn sẽ quen dần và nhận thấy hành động này thực sự có ý nghĩa khi mang lại những thay đổi tích cực.
Leave a Reply